Các công trình hạ tầng giao thông “trọng điểm” Bình Dương sắp tới, bước đệm cho Bất động sản

Bước sang năm 2023, Tỉnh Bình Dương liên tiếp được nằm trong Top 8 hàng đầu về đô thị có chiến lượt phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên toàn Thế giới ( viết tắt Smart21 do tổ chức ICF bình chọn ). Ghi nhận sự nổ lực hết mình của Tỉnh Bình Dương với các bạn Quốc tế, trong đó các công trình hạ tầng giao thông bài bản là điều tiên quyết…..Từ đó Địa ốc Thuận Hùng, xin phép chia sẽ vài công trình giao thông quan trọng của Bình Dương sắp tới đây.
8 hạ tầng nổi bật quan trọng của tỉnh Bình Dương giúp pháp triển vượt Bất động sản sắp tới
#1 – Mở rộng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Dương với tổng chiều dài 62 km, điểm đầu là đường Hồ Chí Minh, điểm cuối là Quốc Lộ 1A, tỉnh đề ra mục tiêu trong 2019 sẽ thông xe đoạn từ Bàu Bàng đến Quốc Lộ 1A, góp phần giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Chiều dài tuyến | 29.8Km |
Nhà đầu tư | Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp. (BECAMEX IDC CORP.) |
Tốc độ | 80 – 100 km/h. |
Hình thức đầu tư | BOT |
Vốn đầu tư | 1.764,47 tỷ đồng |
Lộ giới tuyến đường | 30 m |
Định hình 6 làn xe | 23m |
Dãy phân cách | 2m |
Lề đường mỗi bên | 2,5m |
Lan can an toàn | 2×0.75m = 1.5m |
Hành lan kỹ thuật | 2.2m = 4m |
Lượng xe có khả năng lưu thông tối đa | 170.000-210.000 xe/ngày đêm |
4 cầu vượt | Suối Giữa, suối Bình Thắng, rạch Bà Hiệp, rạch Bà Khâm |
3 nút giao thông chui vượt | Khu liên hợp Thủ Dầu Một; ngã 5 An Phú; Quốc Lộ 1 |
9 cầu cạn | Lộ giới từ 20-30m; 25 hầm chui cao 3m, rộng 8m |
#2 – Mở rộng tuyến Bàu Bàng – Phú Giao – Bắc Tân Uyên
Sắp tới tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện dự án xây dựng đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, đây là một trong các con đường sau khi hoàn thành có sức ảnh hưởng mạnh đến Kinh tế – Xã hội của tỉnh Bình Dương
UBND tỉnh Bình Dương cho biết đang hoàn tất các thủ tục để xây dựng 3 tuyến đường tạo lực cho phát triển các khu công nghiệp và đô thị của tỉnh gồm: đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Phú dài 20,3km; đường Phú Giáo – ĐT750 dài 14km và đường tạo lực Bàu Bàng – Phú Giáo dài 13km.
Điểm đầu tuyến tại ngã 3 Tân Thành, đường ĐT.746 (cách trụ sở UBND xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên khoảng 100m),
Điểm cuối tuyến tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Đoạn qua huyện Bắc Tân Uyên dài 9,32km, đoạn qua huyện Phú Giáo dài 29,38km, đoạn qua huyện Bàu Bàng dài 8,648km, tổng chiều dài tuyến 47,35km. Quy mô quy hoạch 06 làn xe.
Tên dự án: | Đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng |
Vị trí: | Đoạn từ Tân Thành đến cầu Tam Lập |
Chủ đầu tư: | UBND huyện Bắc Tân Uyên |
Tổng chiều dài: | 9,4 km |
Quy mô bề mặt cắt ngang: | 40,5 m |
Tổng mức đầu tư: | 725 tỷ đồng |
Thời gian thực hiện: | Năm 2020 đến năm 2024 |
#3 – Nâng cấp tuyến đường DT743 ( Dĩ an và Thuận an có Đại lộ 120m đầu tiên )
Đường ĐT743 hiện nay được coi là một trong những tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương. Tuyến đường kéo dài 19.5km với 6 làn xe. Đây là nơi kết nối, giao thoa quan trọng của Bình Dương với Tp.Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Tỉnh Bình Dương hiện nay đang lên kế hoạch quy hoạch đoạn đường từ ngã tư Miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần, thuộc TP.Thuận An và Dĩ An. Theo thông tin từ Sở giao thông Bình Dương, đoạn đường này sẽ được mở rộng thành 8 làn xe ( 120m ) từ năm 2021.
Đồng thời, tuyến đường sẽ được nâng cấp lại kết cấu hạ tầng bề mặt đường. Việc mở rộng giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp ở địa phận tỉnh Bình Dương về Sài Gòn và Đồng Nai trở nên dễ dàng hơn.
#4 – Đầu tư mới đường Thủ Biên – Đất Cuốc
Dự án đường Thủ Biên – Đất Cuốc được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31-3-2016. Công trình có chiều dài toàn tuyến 12km, đi qua 2 xã Thường Tân và Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Thực hiện dự án nhằm hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 4, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Tên dự án: | Tuyến đường Thủ Biên – Đất Cuốc ( giai đoạn 1 ) |
Quy mô: | 4 làn xe |
Chủ đầu tư: | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tỉnh |
Tổng chiều dài: | 12km |
Tổng mức đầu tư: | 265,9 tỷ đồng |
Thơi gian thực hiện: | Năm 2020 – 2025 |
#5 – Nâng cấp mở rộng Quốc Lộ 13 thành Đại Lộ
Phía TPHCM – Đầu tiên mở rộng từ chân cầu Bình Triệu tới Ngã 4 Bình Phước ( giao QL 1A và Đại Lộ 13 ), phần này thuộc địa phận TPHCM, có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Với chiều dài 5,5km rộng 43m ( trước năm 2023 ).
Phía Bình Dương hiện đã mở rộng QL13 lên 6 làn xe, sắp tới lên 8 làn xe, đưa quốc lộ trở thành đại lộ ( trước năm 2023 ). Có tổng vốn đầu tư lên đến 1.411 tỷ đồng không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Dự án sẽ nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ Cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) với chiều dài 16,3km cụ thể như sau:
- Mở rộng về bên phải thêm 02 làn xe (nâng tổng số làn đường lên là 8) và đầu tư vỉa hè, cây xanh thoát nước đồng bộ.
- Đầu tư cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị, quy mô 4 làn xe, các nút giao khác nghiên cứu mở rộng để tăng khả năng thông hành.
- Đầu tư hệ thống thoát nước dọc, kết hợp chiếu sáng hai bên đường đoạn từ thị xã Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt).
#6 – Bắt tay với JICA kéo dài tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên về Bình Dương và Đồng Nai.
Theo quy hoạch, tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên dài 19,7 km, từ Bến Thành đến Suối Tiên và có thể được nghiên cứu kéo dài đến chợ Sặc của TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Dự án metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỉ USD được bắt đầu làm tháng 8/2012. Metro này đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, quận Thủ Đức của Tp.HCM và TP. Dĩ An của Bình Dương. ( Tuyến TPHCM cuối năm 2021 bắt đầu vô hoạt động )
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên từ Suối Tiên đến ngã tư Vũng Tàu, dài khoảng 4,7 km.
UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc tiếp tục đầu tư đoạn tuyến metro này là rất cấp bách để giải quyết dứt điểm ùn tắc tại nút giao ngã tư Vũng Tàu đến Suối Tiên. Quỹ đất để bố trí tuyến metro và nhà ga đã được tỉnh bố trí sẵn nên khối lượng giải phóng mặt bằng không lớn, dễ dàng cho việc triển khai dự án.
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương cũng đã đề nghị kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên từ Suối Tiên đến phường Bình Thắng, TP. Dĩ An dài khoảng 1,8 km.
Về chi phí xây dựng, theo tính toán sơ bộ của nhóm nghiên cứu Nhật Bản, tổng chi phí để kéo dài metro từ Tp.HCM về Bình Dương và Đồng Nai là khoảng 21.234 tỉ đồng.
#7 – Quan trọng nhất xây dựng cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Tuyến đường cao tốc đoạn Tp.HCM -Thủ Dầu Một-Chơn Thành thuộc Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến cũng được xác định trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016.
Khi hoàn thành, Dự án sẽ từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam và quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, kết nối Tp.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực cửa ngõ Tp.HCM, chia sẻ lưu lượng các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 13, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực dự án nói chung và Tp.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói riêng.
Lãnh đạo Bình Dương và Bình Phước ký kết hợp tác thực hiện dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Tên dự án: | Cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành |
Vị trí |
Bao gồm hai đoạn tuyến:
|
Chiều dài | 68,7km |
Tổng mức đầu tư | 36,0000 tỷ đồng |
Quy mô: |
|
Thời gian thực hiện: | Năm 2021 – 2025 |
#8 – Dự án tuyến đường Vành Đai 3, Vành Đai 4
Bước sang năm 2023, Tỉnh Bình Dương đã thúc đẩy việc triển khai 2 tuyến đường Vành đai trọng điểm của Tỉnh : Vành đai 3 và Vành đai 4.
Tuyến đường Vành đai 3 sắp được xây dựng dài hơn 76 km,
Đoạn đi qua TP HCM dài 47,5 km, Đồng Nai hơn 11 km, Bình Dương 10,7 km, Long An gần 7 km. Dự án được đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 với quy mô gồm 4 làn xe cao tốc hạn chế; đường song hành mỗi bên từ 2 – 3 làn xe; phân chia thành 8 dự án thành phần và giao các địa phương tổ chức thực hiện.
Dự án đường vành đai 3 có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 75.000 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Về hướng tuyến cụ thể, đường vành đai 3 TP HCM chạy theo hình vòng cung: Bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn qua huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai); sau đó đi lên phía bắc, qua quận 9 TP Thủ Đức; qua Dĩ An và Thuận An (tỉnh Bình Dương); qua huyện Củ Chi (TP HCM); qua huyện Hóc Môn ( TP HCM); qua huyện Bình Chánh (TP HCM); điểm kết thúc là nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành (đoạn nút giao với cao tốc TP HCM – Trung Lương tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Hiện nay, khoảng 16 km đường vành đai 3 qua Dĩ An và một phần Thuận An đã được tỉnh Bình Dương xây dựng với quy mô 6 làn xe (trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn).
Kế hoạch triển khai dự án đường Vành đai 4 hơn 18.000 tỉ đồng của Bình Dương
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn) có chiều dài hơn 47 km, tổng vốn đầu tư dự kiến 18.247 tỉ đồng. Dự án được đâu tư theo hợp đồng PPP, loại hợp đồng BOT.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã công bố kế hoạch thực hiện dự án hạ tầng quan trọng này. Cụ thể, ngay trong tháng 7/2023, Bình Dương sẽ hoàn thành việc bàn giao mốc giải phóng mặt bằng. Phấn đấu đến cuối năm 2023, sẽ chi trả tiền bổi thường, giải phóng mặt bằng cho người dân.
Đến tháng 6/2024, bàn giao tối thiểu 50% mặt bằng; đến tháng 9/2024, bàn giao 70% mặt bằng; đến tháng 12/2024, bàn giao toàn bộ mặt bằng.
Tháng 8/2023, sẽ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần I. Trong trường hợp không thực hiện sơ tuyển sẽ khởi công trước ngày 1/1/2024.
Với Dự án thành phần II, lập, thẩm tra, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 9/2023.
Lựa chọn nhà đầu tư từ tháng 12/2023 – 1/2024 (bao gồm các công việc đánh giá hồ sơ dự thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư). Trường hợp không tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư, thời gian hoàn thành dự kiến trong tháng 12/2023.
Thời gian khởi công dự án thành phần II vào quý I/2024, thi công hoàn thành vào tháng 11/2026, đưa vào sử dụng từ tháng 12/2026.
Từ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm lên đến vài chục nghìn tỷ đồng sẽ giúp Tỉnh Bình Dương hoàn thành tốt đề án đột phá tích hợp bao gồm các khu vực chức năng như văn phòng quản lý trung tâm; đô thị khoa học; Khu công nghiệp Khoa học công nghệ; Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) trong giai đoạn năm 2020 – 2030 “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương – Binh Duong Innovation Region”Với tốc phát triển như vậy, Bất động sản Bình Dương hiển nhiên luôn là tâm điểm của Cả Nước nói chung và khu vực Miền Nam nói riêng. Địa ốc Thuận Hùng chia sẽ, |
Mọi thắc mắc, Xin Quý khách hàng liên hệ qua :
Người thực hiện : | Nguyễn Gia Hân |
Holine/Zalo : | 0911 525 454 |
Văn phòng đại diện : | Số 27 đường B, HimLam Phú Đông – Phạm Văn Đồng |
Website các dự án Bình Dương | https://thuanhunggroup.com/du-an/can-ho-chung-cu-binh-duong/ |
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Thông tin của Quý Khách hoàn toàn được bảo mật !
BÀI VIẾT MỚI
- TÂT CẢ
- Góc CEO - CCO - SALES
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
- TIN TỨC THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN